Nhà gái phải khóċ suốt 1 tháng để chuẩn bị đám cưới: Nghe xong qυу địин, cô dâu chỉ muốn “вỏ ¢нạу”
Trước khi đám cưới 1 tháng, cô dâu và người nhà mỗi ngày đều phải khóc đúng thời gian quy định. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, nước mắt sẽ đem đến cho cô dâu chú rể may mắn, hạnh phúc.
Đám cưới là một trong những sự kiện trọng đại của đời người. Chính vì thế, các bậc phụ huynh luôn muốn mang đến những điều tốt nhất cho con. Tùy vào mỗi dân tộc mà quy định vào lễ cưới sẽ khác nhau. Mặc dù hiện tại đã bước sang thế kỷ 21 nhưng nhiều nơi trên thế giới vẫn tồn tại những phong tục kỳ lạ không ai ngờ. Điển hình như ở Trung Quốc vẫn còn những phong tục nghe qua không khỏi giật mình.
Điển hình như người dân Trung Quốc sinh sống ở vùng Tujia. Theo tập tục từ xa xưa, người dân nơi này dành 1 tháng để chuẩn bị cho đám cưới bằng cách khóc. Theo phong tục ở đây, cô dâu sẽ phải khóc 60 phút mỗi ngày trong một tháng trước khi cưới. 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình, rồi đến bà của cô dâu và tất cả nữ giới trong gia đình. Họ quan niệm rằng sau tiếng khóc sẽ mang lại niềm vui và tình yêu sâu sắc.
Nội dung của các ca khúc “khóc cưới” rất đa dạng, bao gồm khóc cho bố mẹ, khóc cho vợ chồng anh chị, khóc cho em trai em gái, khóc cho tổ tiên và khóc cho người mai mối,… Lúc khóc, có cô dâu chọn khóc 1 mình, cũng có người khóc cùng bố mẹ, anh chị em, họ hàng hay bạn bè. Có cô dâu khóc trong phòng, cũng có người chọn khóc bên bờ ao. Có người khóc to ầm ĩ, cũng có người khóc thầm 1 mình. Tùy vào hoàn cảnh của cô dâu mà hình thức và nội dung “khóc cưới” khác biệt nhau. Nhưng hầu như những ca khúc “khóc cưới” đều chỉ dài khoảng 5 – 7 câu và có giai điệu đơn giản.
Hoạt động “khóc cưới” của nhà gái sôi nổi nhất là vào đêm trước ngày xuất giá, cô gái sẽ bắt đầu khóc từ lúc khách tới nhà, khóc đến lúc bắt đầu vào tiệc tối. Thời điểm đặc biệt nhất là trước lúc bình minh ló dạng, tất cả bố mẹ, chị em gái, bạn thân nữ và cô dâu đều khóc cùng nhau, tiếng khóc nức nở vang vọng khắp nơi.
Dù kỳ lạ là thế nhưng suốt nhiều năm qua người dân nơi này cũng vẫn duy trì tập tục này. Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng đây là nét độc đáo riêng của người dân ở vùng Tujia. Thậm chí nhiều người còn muốn đến tận nơi để chứng kiến tập tục kỳ lạ này của người dân Tujia.