Cảm động cậu bé 8 tuổi người dân tộc Ca Dong ở Quảng Nam đi chân không dép vác măng rừng gửi tặng Đà Nẵng chống ᶑịch.
Hồ Ánh Khiết 8 tuổi, người dân tộc Ca Dong (Nam Trà My, Quảng Nam). Khiết “nổi tiếng” trên mạng xã hội với bức ảnh vác măng rừng gửi tặng Đà Nẵng chống ᶑịch Coviᶑ hồi tháng 8/2020. Niềm vui của Khiết khi được tặng chiếc xe đạp mới toanh. Niềm vui của Khiết khi được tặng chiếc xe đạp mới toanh.
Trái tim thuần khiết trong căn nhà đổ nát
Thầy Nguyễn Trần Vỹ chụp được bức ảnh Khiết chân trần vác măng rừng theo mẹ ủng hộ người dân Đà Nẵng đang giãn cách xã hội một cách tình cờ. Bức ảnh được thầy Vỹ đăng trên trang Facebook cá nhân đã lay động trái tim của nhiều cư dân mạng.
“Từ bức ảnh truyền cảm hứng của Khiết, nhiều người bạn đã nhờ mình kết nối để tặng quà cho em. Lúc đầu chỉ là thùng sữa, bánh kẹo, một chút kinh phí để em có tấm áo mới, cặp sách… 4 thành viên của gia đình Khiết sinh sống tạm bợ trong căn nhà xiêu vẹo, chật chội. Gia đình Khiết thuộc diện khó khăn. Ba em bị đau cột sống, viêm khớp nên không thể đi rừng, làm việc nặng được. Và mình nghĩ đến chuyện kết nối các tấm lòng để có thể làm được điều gì đó lớn hơn cho em” – thầy Vỹ chia sẻ.
Chắp nối câu chuyện trong những lần ngắn ngủi ghé nhà trao quà cho Khiết, thầy Vỹ cho biết rằng, bố mẹ Khiết đã tính chuyện làm nhà mới. Nhưng vừa mới dựng xong khung nhà thì anh Hồ Văn Tiếu – bố của Khiết bắt đầu đổ ᶀ ệnh. Căn nhà dở dang đã phơi mưa phơi nắng hơn một năm qua. Những chuyến vào rừng hái rau của hai mẹ con Khiết chỉ đủ để đắp đổi qua ngày, thêm ít tiền thuốc thang nữa là hết nhẵn. Âm thầm kết nối, thầy Vỹ và nhóm bạn thiện nguyện đã cùng chung tay hoàn thiện căn nhà tặng cho gia đình cậu bé Hồ Ánh Khiết.
Trên vách tường, còn treo thêm bức tranh cậu bé Hồ Ánh Khiết đang vác măng rừng đi bộ hơn 30 phút đến nơi tập kết nông sản, ủng hộ cho người dân Đà Nẵng chống ᶑịch Coviᶑ-19. Bức tranh này được họa sĩ vẽ lại từ ảnh chụp của thầy Nguyễn Trần Vỹ. Trong đêm ca nhạc thiện nguyện ủng hộ cho người dân Nam Trà My sau các đợt sạt lở trong năm 2020 do Hội Nhà báo TP Đà Nẵng tổ chức, bức tranh đã được bán đấu giá và thu về 11 triệu đồng. Số tiền này cũng đã được chuyển lên ủng hộ cho người dân Nam Trà My.
Khi vác khúc măng dài vượt đường rừng đến nơi tập kết, cậu bé Khiết chỉ làm theo mẹ, gửi về xuôi chút tấm lòng, như là một món quà tặng giản dị từ rừng núi. Nhưng hình ảnh cậu bé chân trần, đen nhẻm, vai vác khúc măng, tay ôm thêm bó lá rừng, đã truyền cảm hứng về tình người giữa đại ᶑịch. Cho đi và nhận lại. Câu chuyện của Khiết cũng là sự khởi đầu của một phong trào ấm áp nghĩa tình: Tặng xe đạp cho HS miền núi.
Ngày nhận bàn giao căn nhà hoàn thiện, chị Hồ Thị Thùy – mẹ của Khiết hết đi ra rồi lại đi vào. Chị lúng túng sắp xếp lại đồ đạc sao cho gọn gàng, hợp lý
. Nền nhà lát gạch men mát rượi chân. Cửa ngõ chắc chắn, cả một khoảng sân rộng được lát xi măng… Phía nhà sau, còn có cả một cặp heo giống được thầy Vỹ và nhóm bạn trao tặng. “Mình cứ cười cả ngày thôi. Vui quá mà. Ngạc nhiên nữa” – chị Thùy lại cười.
“Bức tranh sau đó được tặng lại cho mình. Mình nghĩ không gì quý hơn là trao lại cho gia đình của bé Khiết”, thầy Vỹ nói.
Năm học 2020 – 2021 này, Hồ Ánh Khiết chuyển về học ở điểm trường trung tâm. Đường đến trường xa hơn. Nhưng đi bộ mãi rồi thì cũng đến được. Khiết ở bán trú tại trường nên mỗi tuần chỉ phải đi bộ 2 lần. Cuối tuần nào theo mẹ vào rừng hái rau, Khiết cũng xin mẹ cho em ít tiền để dành. “Để con mua xe đạp đi học” – Khiết giải thích. Chiếc xe đạp 4 bánh nhỏ xíu mà Khiết được tặng đã bị gãy, không thể sửa lại được. Ước mơ của cậu bé 8 tuổi có đôi mắt trong veo đã thành hiện thực khi có đến 4 nhà hảo tâm gửi tặng xe đạp cho em.
Từ câu chuyện của Khiết, đã có một phong trào tặng xe đạp cho HS miền núi Nam Trà My. “Đến nay, có 80 chiếc xe đạp được gửi đến CLB Kết nối yêu thương của chúng tôi để trao tặng cho các em HS nghèo. Danh sách HS cần xe đạp, chúng tôi đã có sẵn. Chỉ cần có xe là chuyển đến tay HS. Có nhiều đoạn đường, các em phải dắt xe đi bộ. Nhưng cũng như mình ngày bé thôi, có được chiếc xe đạp đi học là niềm ao ước lớn lao dễ gì mà có được. Biết đâu, có thêm chiếc xe đạp, sẽ tiếp thêm niềm vui đến trường cho HS miền núi cao, giúp các em đi học chuyên cần hơn” – thầy Vỹ chia sẻ.
Nguồn:newsbreak24hr.com