Văn hóa “Lày cỏ” vui нếт ¢ỡ của người Tày, Nùng: Dùng “Pắt mạ, pạc pản” ρɦâռ ɕɦıɑ тнắиɢ тнυα

Văn hóa “Lày cỏ” vui нếт ¢ỡ của người Tày, Nùng: Dùng “Pắt mạ, pạc pản” ρɦâռ ɕɦıɑ тнắиɢ тнυα

“Lày cỏ” là một trong những nét văn hóa độc đáo của người Tày, Nùng được lưu giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến nay.

Lày cỏ là trò chơi kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ của người chơi. Khi tham gia, hai người thuộc hai đội phải đồng thanh hô và giơ ngón tay. Theo luật chơi, người tham gia có thể xòe ra mấy ngón tay tùy ý sao cho khi cộng các ngón tay của hai người khớp lại, đúng với số mình vừa hô, ai đoán đúng sẽ thắng. Yêu cầu đối với người chơi là ra tay phải dứt khoát, hô rõ ràng, có đuôi (phải hô 2 từ trở lên mới được công nhận). Khi đối phương xòe tay ra theo quy luật và bị bắt bài thì gọi là bắt được ngựa, tiếng địa phương là “pắt mạ”.

Nếu một bên thua liên tiếp mà không giành được bất cứ điểm nào thì gọi là “pạc pản” có nghĩa là “nốc ao”, sẽ chịu gấp đôi hình phạt từ trọng tài. Theo quy định, nếu bên nào giành được 4 điểm số thì thắng, bên thua phải chịu hình thức “phạt”, có thể uống một chén rượu hoặc chung nhau chén rượu hoặc là một hình thức thỏa thuận khác. Điều quan trọng nhất vẫn phải tạo ra không khí vui vẻ trong những cuộc chơi. Trong khi “lày cỏ”, trọng tài phải am hiểu luật chơi, công tâm và trong sáng, nếu trọng tài xử lý tình huống sai thì phải chịu hình thức phạt bằng một chén rượu.

Trò chơi “Lày cỏ” không phân biệt tuổi tác và thường thì chỉ có đàn ông mới tham gia chơi. Một số nơi chị em phụ nữ cũng có tham gia nhưng không nhiều. “Lày cỏ” có thể chơi giữa một người với một người, hoặc lập đội mỗi bên từ 2 người trở lên. Cách chơi là sự phán đoán đối phương xòe ra ngón tay khớp với kết quả của 2 người chơi thì thắng. 

“Lày cỏ” tạo không khí sôi nổi, hào hứng giữa những người chơi và thể hiện bằng ý chí, sự khéo léo của bản thân để phân biệt phần thắng, thua. Nhiều cuộc chơi tạo ra sự giằng co từng điểm số, có thể kéo dài từ 15 – 20 phút mà không phân thắng bại khiến những người xung quanh vô cùng hào hứng. “Lày cỏ” thường xuyên được tổ chức trong các buổi giao lưu giữa các thôn, xã với nhau.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *