Gia đình tưởng “иɢнèσ мãи кιếρ” νươи ℓêи ѕở нữυ gia tài тιềи тỷ, tậu ô тô нạиɢ ѕαиɢ: νượτ κɧó nhờ vỏn vẹn 30 triệu đồng
Với số vốn chỉ 30 triệu đồng, gia đình tưởng chừng như không bao giờ có thể thoát nghèo thì nay lại trở thành hộ khá giả, sở hữu tài sản tiền tỷ, mua được ô tô hạng sang, sống trong ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi.
Đó là câu chuyện của anh Trần Văn Tuấn (51 tuổi, bản Chuôn, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Trước đây, gia đình anh Tuấn được đánh giá nông dân giàu có tiếng của thôn Tuy Lộc (xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy). Nhưng sau đó, khi canh tác lúa thay đổi, máy cày nhỏ được người dân nhập về nhiều, món nợ của nhà anh ngày mỗi tăng lãi, người dân không thuê máy khiến nguồn thu sụt giảm. Từ chỗ thóc lúa đầy nhà, phải đi gửi kho của xã, bỗng chốc anh phá sản, trở thành hộ nghèo tận đáy.
Sau khi bán hết mọi thứ để trả nợ, anh Tuấn đưa gia đình ly hương lên bản Chuôn sống với đồng bào Vân Kiều. Một hộ gia đình người Kinh lên đây làm ăn, nhưng lại rơi vào danh sách hộ nghèo. Thời điểm đó, anh đưa vợ và 3 đứa con lên rừng núi, cả gia đình ở trong căn lều nhỏ. Ban đầu, anh Tuấn vay 30 triệu đồng tiền hộ nghèo ở ngân hàng chính sách, sau đó được hỗ trợ vay 100 triệu đồng tiền sản xuất kinh doanh. Từ làm trang trại gà đến trồng chuối, khai hoang đất rừng, dần dà anh Tuấn tạo được hơn 28ha rừng.
Nhờ chăm chỉ làm ăn, anh Tuấn nuôi được 3 đứa con học đến đại học. Đến nay, 2 người con của anh Tuấn làm lâm nghiệp tại Nhật Bản. Đứa con gái lớn lấy chồng, làm công ty nước ngoài. Không chỉ trả sổ hộ nghèo cho nhà nước, anh Tuấn còn tạo việc làm cho người dân trong vùng, với chừng 15 người làm thời vụ. Dân Vân Kiều bản Chuôn vì thế cũng học cách làm ăn của gia đình anh Tuấn mà có thêm kinh nghiệm làm giàu.
Mặc dù điều kiện gia đình giờ đây đã thuộc dạng khá giả nhưng anh Tuấn vẫn liên tục bổ sung kiến thức mới để không trở nên lạc hậu. Anh Tuấn cho rằng: “Bây giờ có ô tô con, ở phòng lạnh, nhưng nông dân không thể thấy đó là thỏa mãn. Rừng của tôi phải tái cấu trúc”. Cách mà anh Tuấn nói là biến 28ha rừng trồng keo thành rừng cây bản địa trồng lim, lát, táu, sưa; bên dưới trồng ba kích, sâm… Hai con trai của anh Tuấn học Đại học Nông Lâm Huế và chọn cách đi xuất khẩu lao động làm lâm nghiệp bên Nhật với mức lương 30 triệu đồng mỗi tháng không phải vì mưu sinh. Anh Tuấn giải thích, chúng muốn có kiến thức làm lâm nghiệp của người Nhật để sau này về Việt Nam áp dụng. “Chúng nó sẽ là nông dân khác cha mẹ chúng. Chúng tôi thuộc thế hệ nông dân đi lên từ hộ nghèo. Còn chúng là thế hệ nông dân trí thức, sẽ giàu có hơn”, giọng anh Tuấn chắc nịch.