Hàng nghìn bác sĩ Ấn Độ đòi bắt pháp sư chữa Covid-19:’Chỉ cần đến cầu nguyện là dịch sẽ tiêu tan’
Nhiều người dân tại Ấn Độ tin tưởng vào pháp sư, thần linh… khiến tình hình dịch Covid-19 tại đây trở nên phức tạp hơn.
tính đến 6g sáng ngày 2/6, thế giới ghi nhận 171.890.549 ca Covid-19. Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ, Mỹ và Brazil chính là 3 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ Covid-19.
Trong đó, Ấn Độ đang “dẫn đầu” thế giới với 28.306.883 bệnh nhân. Gần đây, số lượng người mắc Covid-19 tại Ấn Độ đã giảm, tuy nhiên mức bệnh nhân không qua khỏi vẫn nằm ở con số lớn là 335.114 trường hợp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều vấn đề, nhưng phần đông tập trung vào việc người dân ít tin vào khoa học.
trong cuộc biểu tình “Ngày đen tối” diễn ra vào ngày 1/6, các bác sĩ Ấn Độ phải đeo băng tay đen và kêu gọi bắt giữ một pháp sư nổi tiếng tên Ramdev. Được biết, vị pháp sư này đã xây dựng “đế chế” y học cổ truyền ở Ấn Độ và phê phán dược phẩm khoa học. Thậm chí, giữa bối cảnh Covid-19, Ramdev còn tuyên bố rằng hàng trăm nghìn người không qua khỏi vì “sử dụng tây dược”.
Đỉnh điểm, trong thời gian vừa qua, Ramdev tiếp tục “tuyên chiến” với Bộ Y tế Ấn Độ khi nói rằng ông không cần tiêm vắc xin Covid-19, bởi đã được bảo vệ nhờ yoga và y học cổ truyền. Vị pháp sư này cho biết sẽ dùng coronil để chữa khỏi Covid-19 cho mọi người. Vấn đề phi lý này được một lãnh đạo thuộc bang Haryana (Bắc Ấn Độ) hưởng ứng và thông tin đến người dân, khiến nhiều bác sĩ bất lực.
Vào ngày 31/5, truyền thông Ấn Độ đưa tin về trường hợp một lãnh đạo thuộc quận Etawah, bang Uttar Pradesh (Bắc Ấn Độ) đã phải mượn rượu để khuyến khích người dân tiêm vắc xin.
Cụ thể, ông Hem Kumar Singh – lãnh đạo quận Etawah, yêu cầu các cửa hàng phải kiểm tra giấy tiêm vắc xin của khách hàng, mới được phép bán chất có cồn. Theo ông chia sẻ: “Nhiều người chưa muốn tiêm vắc xin nhưng lại xếp hàng dài chờ mua thức uống có cồn, nên tôi nghĩ biện pháp này có thể thúc đẩy họ đi tiêm. Chúng tôi muốn người dân nên đi tiêm càng sớm càng tốt và đang nỗ lực để đạt được điều đó“.
Được biết, trước đó, gần 200 người đã trốn chạy hoặc nhảy xuống sông để tránh tiêm vắc xin. Nhiều người tại các địa phương khác nhau còn sợ hãi, cho rằng vắc xin Covid-19 chính là “thuốc độc”. Dù bang Uttar Pradesh đang là “điểm nóng” có hơn 1.600.000 người nhiễm bệnh và 20.000 bệnh nhân không qua khỏi từ đầu mùa dịch nhưng họ vẫn quyết tâm không tiêm.
Dịch Covid-19 trở nên phức tạp, tuy nhiên, rất đông người dân Ấn Độ vẫn tin vào những phương pháp chữa bệnh tâm linh, thiếu khoa học như trét phân bò, hít thở dưới tán cây… Những phương pháp chữa bệnh vô lý, thiếu tính khoa học này đang dần đẩy Ấn Độ tới “bờ vực thẳm”, khiến công sức và sự hi sinh của nhiều bác sĩ “đổ sông, đổ biển”.
Hi vọng trong thời gian tới, tình hình Covid-19 tại Ấn Độ sẽ trở nên cải thiện từ suy nghĩ của người dân đến số liệu thực tế