кỳ ℓạ ρнσиɢ тụ¢ phụ nữ “๓ò” vào nhà trai ɢιữα đêм để вắт ċhồnġ khi tới tuổi cập kê
Khi đến tuổi cập kê, những cô gái ở Tây Nguyên sẽ đi bắt chồng, thay vì chờ người đến cưới như những nơi khác.
Đối với những đồng bào dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ-ho…Tây Nguyên, khi mùa xuân về, khi hoa cà phê nở trắng, hoa pơlang đỏ thắm rực rỡ, những chú ong chăm chỉ bay đi lấy mật thì cũng là lúc khắp các bản làng sẽ rạo rực vào mùa cưới, mùa bắt chồng của những thiếu nữ đến tuổi cập kê.
Trong khoảng thời gian “nông nhàn” đó, những cô gái và chàng trai miền sơn cước “da nâu, mắt sáng, vóc dáng hiền hòa” làm cổ động viên kéo nhau theo sơ đíu (cô dâu) đi kiếm chồng. Tập tục này diễn ra khi trời tối. Ở đây, khi cô gái thích một chàng trai nào đó, thì sẽ về thông báo với gia đình và dòng họ. Trong ba tháng mùa xuân, gia đình nhà gái sẽ đến nhà trai dạm hỏi. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, buôn làng sẽ tổ chức “Đêm hội bắt chồng”. Cô gái sẽ đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời, gọi là đêm thiêng.
Theo phong tục của người dân địa phương, cặp nhẫn hay còn gọi là cặp Srí, là tín vật thiêng liêng nhất của lễ hội. Cặp nhẫn cưới này được làm chủ yếu từ bạc, sáp ong, phân trâu và một ít đất sét lấy trong rừng già. Người Tây Nguyên quan niệm con trâu là một vật linh thiêng và mang biểu tượng của sự đầm ấm, sung túc, còn sáp ong thể hiện sự chăm chỉ, cần mẫn nên trong cặp nhẫn của đôi vợ chồng sắp cưới cần phải có phân trâu. Để tạo ra cặp nhẫn này người thợ cũng phải mất rất nhiều công sức.
Trong trường hợp người con trai không thích cô gái có thể tháo nhẫn trả lại, sau đó 7 ngày, cô gái sẽ chọn một đêm tiếp tục đến đeo nhẫn cho chàng trai cho đến khi anh chàng chấp nhận thì đám cưới diễn ra. Đến ngày cưới, chàng trai và cô gái rút nhẫn ra hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Thời điểm đó, xung quanh là người thân và dân làng tổ chức đánh chiêng, cùng nhau uống rượu và múa hát. 7 ngày sau lễ cưới, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại, nhẫn của chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.
Trong năm đầu tiên, chàng trai sẽ ở rể, sau đó có thể lựa chọn ở riêng hay ở chung với bố mẹ. Nhưng dù là ở chung hay riêng thì đôi vợ chồng vẫn luôn yêu thương nhau, giữ tròn đạo hiếu với hai bên gia đình. Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đến hiện tại, lễ hội bắt chồng của người Chu Ru, Cơ Ho… hiện vẫn còn được lưu giữ ở nhiều bản làng Tây Nguyên, tạo thêm dấu ấn văn hóa độc đáo, hấp dẫn cho mảnh đất mang nhiều huyền thoại. Phong tục này cũng để lại nhiều ấn tượng đẹp về văn hóa Tây Nguyên trong ký ức của du khách khi đến du xuân ở vùng đất cao nguyên dịp đầu năm.