Người dân biên giới tiết lộ nghề nuôi loài côn trùng ℓạ: ℓêи đờ¡ nhờ con vật bé xíu

Người dân biên giới tiết lộ nghề nuôi loài côn trùng ℓạ: ℓêи đờ¡ nhờ con vật bé xíu

Thay vì trồng sắn, ngô, xoan theo truyền thống từ xưa đến nay, giờ đây người dân vùng biên giới đã chuyển sang nuôi một loại côn trùng lạ. Nhờ đó mà gia đình thoát được cảnh nghèo khó.

Theo đó, loại côn trùng này có tên là cánh kiến đỏ. Loài cánh kiến đỏ sống chủ yếu trên cây như cỏ khiết, đậu thiều, cọ phèn, sung… vì điều kiện tự nhiên, người dân ở Mường Lát chủ yếu nuôi cánh kiến đỏ trên cây đậu thiều. Cây cao từ 2 – 3 m, thân và cành nhỏ, hoa màu vàng. Khi cây đậu thiều lớn thì người dân sẽ bắt đầu thả ấu trùng của loài cánh kiến đỏ vào thân và cành cây để cánh kiến đỏ tự sinh sôi, lan rộng ra khắp nơi thành những mảng màu trắng, khi chuyển sang màu nâu đỏ thì người dân bắt đầu thu hoạch. Theo đó, mùa thả cánh kiến đỏ vào tháng 4 hàng năm và thu hoạch vào tháng 10. Nuôi cánh kiến đỏ thu nhập hơn cả ngô, sắn, giá bán lại ổn định, nên kinh tế nhà cũng bớt khó khăn.

Suốt nhiều năm qua, do nghề nuôi cánh kiến đỏ phát triển tốt, giá cả và thị trường xuất bán ổn định, nên nhiều hộ gia đình ở huyện Mường Lát đang tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, chuyển đổi diện tích trồng các loại cây trồng có năng suất thấp, hoặc kém hiệu quả sang trồng cây chủ để nuôi cánh kiến đỏ. 

Những người có kinh nghiệm nhiều năm nuôi loài côn trùng này cho biết, nghề nuôi cánh kiến đỏ không phức tạp nhưng mang lại thu nhập kinh tế cao, ổn định cho người dân để giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo. Hiện tại giá thu mua là 40.000 đồng/kg thì 1ha cho thu hoạch được 2 tấn cánh kiến đỏ, mang về thu nhập 80 triệu đồng. Hình thức này đã giúp nhiều hộ dân thoát khỏi đói nghèo. Nhựa cánh kiến đỏ được dùng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, đánh bóng, đặc biệt là chất phụ gia trong sản xuất bao bì tự hủy thân thiện với môi trường. 

Liên quan đến nghề nuôi cánh kiến đỏ ở địa phương, ông Vi Văn Hùng, Chánh văn phòng UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) thông tin: “Hiện nay có công ty ngoài Hà Nội vào phát triển dự án nuôi cánh kiến đỏ trên địa bàn và bao tiêu sản phẩm giúp người dân nên diện tích nuôi cánh kiến đỏ được nhân rộng ở nhiều địa phương như Tam Chung, Quang Chiểu, Pù Nhi…”.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Mường Lát có khoảng 100 hộ tham gia nuôi cánh kiến đỏ với diện tích khoảng 50ha.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *