Sở hữᴜ căɴ ɴhà cổ ɴiêɴ đại hơɴ 400 ɴăm ɴhưɴg cả gia đìɴh phải sốɴg chᴜi rúc ᴛʀᴏɴɢ ᴄăɴ ɴʜà ở xó ᴠườɴ

Sở hữᴜ căɴ ɴhà cổ ɴiêɴ đại hơɴ 400 ɴăm ɴhưɴg cả gia đìɴh phải sốɴg chᴜi rúc ᴛʀᴏɴɢ ᴄăɴ ɴʜà ở xó ᴠườɴ

Không muốn phạm vào ngôi nhà cổ 400 năm tuổi, gia đình ông Toàn chấp nhận để cả gia đình chui rúc ở gian nhà gạch nhỏ xíu, bừa bộn.

Nhà cổ chục tỷ

Cách Hà Nội 40km về phía Tây, Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nơi đây hiện còn giữ được khoảng 900 căn nhà cổ truyền thống.Trong đó, căn nhà được xem là có kiến trúc cổ kính nhất, thuộc sự sở hữu của ông Cao Văn Toàn. Trải qua hơn 400 năm với 10 đời con, cháu sống tại đây, ngôi nhà được xem là 1 trong số ít những biểu tượng còn sót lại của làng cổ Đường Lâm.

Từ cổng chính đi vào là ngôi nhà 5 gian 2 chái rộng 200m2, còn lại là sân vườn và công trình phụ. Nếu như những nhà cổ khác ở đây đều đã được trùng tu để cải thiện đời sống sinh hoạt thì nhà ông Toàn gần như vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc, vật liệu của người xưa để lại như: Khung gỗ, ngói đỏ, vách đất, nền đá nung… Chính bởi điều đó đã tạo nên giá trị “vô giá” cho căn nhà.

“Nhà tôi có niên đại 401 năm, gia đình tôi là đời thứ 10 được thừa hưởng và gìn giữ nhưng chưa hề thay một chi tiết nào.Từ năm 2004 ngôi nhà này được chứng nhận di sản văn hóa, nhiều người đến hỏi mua với giá cao để dời đi nơi khác, nhưng tôi không muốn bán vì đây là tài sản vô giá của dòng tộc”, ông Toàn tự hào nói.

So với những nhà cổ khác trong làng, nhà ông không có nhiều nội thất, vật dụng trang trí.Tại gian chính, ngoài những chi tiết được khắc đ.ẽo tỉ mỉ trên cột, kèo, chỉ còn lại bàn thờ, hai cái phản lớn chỉ để bày đồ c.úng và một bàn ghế tre để tiếp khách.

Hai bên chái nhà là 2 buồng ngủ. Nền nhà đất vẫn giữ nguyên qua 4 thế kỷ, nhấp nhô gợn sóng, có những ngày mối chui lên lổn nhổn. Những vật dụng bằng gỗ thấy rõ những vết lõm, mối ăn chán cũng phải bỏ đi. Mỗi sáng có nắng, vợ ông Toàn đều phải lôi chiếu trải giường ra khỏi phòng để phơi để tránh bị rêu mốc.

Tuy có đất rộng, nhưng ông Toàn không làm nhà lầu được vì quy định của ban quản lý làng cổ không được xây cao quá 4m, các hạng mục khác muốn xây dựng cũng phải đúng mẫu hoặc tương tự kết cấu nhà cổ.

Vì thế, đối diện với gian nhà chính, ở trong vườn, ông Toàn xây thêm lán nhỏ 30m2 làm nơi sinh hoạt cho gia đình 6 người. Theo kết cấu chung, căn phòng này cũng không được xây cao, không được sơn tường, nên rêu phong, ẩm mốc luôn thường trực.

Ông Toàn cho hay, gia đình ông mấy chục năm nay nhiều thế hệ đều đã quen việc sống trong không gian chật hẹp như thế này. Vì quá trình xin xác nhận sửa chữa rất phức tạp và mất thời gian.Dù chỉ hỏng một chân cột nhà cũng phải làm đơn báo cáo với khu, rồi báo cáo Bộ Văn Hóa, được duyệt mới bắt đầu tiến hành sửa chữa, mấy tháng trời chưa xong, nên ông cũng lười nghĩ đến chuyện sửa nhà.

Hàng tháng, ban quản lý làng cổ Đường Lâm hỗ trợ cho gia đình ông Toàn 200 nghìn đồng để duy trì, đón khách đến tham quan, vị chi, mỗi ngày ông nhận được 8 nghìn.Ông không có thêm khoản thu nào từ ngôi nhà cổ, bởi tuy được gắn biển điểm du lịch đón khách, nhưng khách không ghé thăm, do nhà không có tên trên bản đồ du lịch.

“Đó là thiệt thòi cho gia đình ông Toàn, vì ông có ý thức gìn giữ di sản rất tốt” – Ông Nguyễn Trọng An, phó trưởng Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm nói.

Với ông Toàn, đây là ngôi nhà tổ tiên để lại qua nhiều thế hệ cha truyền con nối nên không bao giờ nghĩ tới việc sẽ giao nó cho người chủ nhân khác.Căn nhà không chỉ có những giá trị về vật chất mà với gia đình ông, đó còn là những giá trị không thể thay thế về truyền thống gia đình.

 

 

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *