Thương binh “иɢнèσ вềи νữиɢ” kiếm được cả тяăм тяιệυ nhờ bắt vườn tạp “đẻ” liên tục

Thương binh “иɢнèσ вềи νữиɢ” kiếm được cả тяăм тяιệυ nhờ bắt vườn tạp “đẻ” liên tục

Sau khi xuất ngũ, người thương binh mắc căn bệnh u bướu. Ai cũng cho rằng, ông Thược sẽ “nghèo bền vững” thế nhưng đâu ai ngờ rằng người thương binh này lại có thể vươn lên, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vị thương binh này chính là ông Nguyễn Xuân Thược (sinh năm 1953, trú xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Ông Thược là người từng 2 lần nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Năm 1982, ông xuất ngũ trở về địa phương với mảnh đạn còn nằm trên vai phải – là thương binh hạng 4/4. Giống như những người đồng đội khác, sau khi về quê hương ông tích cực tham gia vào công tác sản xuất, phát triển kinh tế. Nhưng do bản thân sức khỏe yếu, gia đình lại có 5 người con nên cuộc sống vẫn mãi nghèo đói.

Nhắc đến quá khứ của mình, ông Thược chia sẻ: “Những năm tháng khó khăn, tôi phải bán đi cả xưởng mộc, máy móc để đổi lấy cái ăn của gia đình. Rồi làm lại bằng việc trồng đủ loại cây trên mảnh vườn hơn 7 sào của cha ông để lại nhưng do kỹ thuật không có, thất bát liên miên”.

Trong khi còn chưa thoát khỏi vòng xoáy của nghèo đói thì năm 2014, ông Thược phát hiện bản thân mang thêm căn bệnh u bướu phải thường xuyên đi Hà Nội điều trị. Ông Thước phải cầm cố, vay tiền khắp nơi để chữa bệnh, may mắn là bệnh tình của ông tiến triển tốt, hồi phục trở lại. Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng nghèo khó, đặc biệt là nợ nần đeo bám. Với bản chất của người lính từng đi qua bom đạn của chiến trường, ông Thược không cho phép bản thân mình chịu khuất phục hoàn cảnh, xấu hổ vì nợ nần. Năm 2016, với những kinh nghiệm tích lũy, ông mạnh dạn vay vốn xóa đói giảm nghèo, phá bỏ vườn tạp làm lại từ đầu.

Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền, nghị lực bền bỉ cộng với sự đồng sức, đồng lòng, vợ chồng ông Thược đã không quản ngày đêm kiên trì chăm sóc mảnh vườn của gia đình. Nhờ nỗ lực không ngừng của vợ chồng ông Thược, vườn cây ăn quả xen rau củ gần 8 sào với nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế dần hình thành và mang lại “quả ngọt” cho gia đình. Trong vườn gần như ngày nào cũng có cây trái cho thu hoạch. Thời điểm hiện tại, vườn cây ăn quả của ông cho thu hoạch từ 120-150 triệu đồng/năm, ngoài ra việc chăn nuôi lợn nái trừ mọi chi phí, vợ chồng ông Thược cũng bỏ túi 70-80 triệu đồng/năm. Giờ đây, gia đình ông đã trở thành tấm gương sáng cho những hộ nghèo địa phương giúp họ học hỏi, vươn lên làm giàu. Thời điểm hiện tại, vườn cây ăn quả của ông cho thu hoạch từ 120-150 triệu đồng/năm, ngoài ra việc chăn nuôi lợn nái trừ mọi chi phí, vợ chồng ông Thược cũng bỏ túi 70-80 triệu đồng/năm.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *